• depocen@depocen.org
  • 024 - 39351419
  • 024- 39351418

05/06/2024

Bài thảo luận chính sách 06/2024: Phân tích chính sách quy định Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)

Link bài tiếng Việt: Xem thêm tại đây.

Link bài tiếng Anh: Xem thêm tại đây.

Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là một chính sách môi trường quan trọng và được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Theo đó, nhà sản xuất và nhà nhập khẩu có trách nhiệm xử lý sản phẩm sau khi thải bỏ. Mục tiêu chính của EPR là tăng tỷ lệ tái chế, giảm thiểu rác thải, và chuyển gánh nặng từ chính quyền địa phương và người nộp thuế sang doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, quy định về EPR đã được triển khai từ năm 2005 để giải quyết trách nhiệm của nhà sản xuất đối với rác thải từ sản phẩm. Đến năm 2020, Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) đã ban hành các quy định chi tiết về tỷ lệ và quy trình thực hiện. Từ ngày 01/01/2024, các nhà sản xuất và nhập khẩu pin, ắc quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì thương phẩm bắt buộc phải tái chế sản phẩm của mình. Các phương thức thực hiện trách nhiệm EPR bao gồm tự thực hiện tái chế, ủy quyền cho tổ chức trung gian, thuê đơn vị tái chế độc lập, hoặc đóng góp chi phí tái chế.

Việc thực hiện quy định EPR tại Việt Nam sẽ tạo ra nhiều thách thức pháp lý cho doanh nghiệp khi tiếp cận các quy định mới và gia tăng trách nhiệm tài chính của các doanh nghiệp liên quan. Báo cáo thảo luận chính sách 06/2024 của nhóm nghiên cứu DEPOCEN cung cấp các thông tin chính sau:

  • Khái quát quy định EPR: Các quy định cụ thể và lịch sử phát triển của EPR tại Việt Nam và trên thế giới.
  • Trách nhiệm tái chế của doanh nghiệp: Các yêu cầu về tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc.
  • Trách nhiệm hỗ trợ xử lý chất thải của doanh nghiệp: Cách thức đóng góp tài chính và quy trình thực hiện.